Đất Nông Nghiệp Là Gì? Đất Nông Nghiệp Có Được Xây Nhà Không?

Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp gồm những loại đất nào? Đất nông nghiệp có xây nhà được không?… Là các câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc hiện nay. Với việc diện tích đất tại thành phố đang dần bị thu hẹp, khiến giá trị tăng cao chóng mặt, nhiều khách hàng đã hướng đến việc xuống các vùng thôn quê để mua đất cho mình.

Thế nhưng, với việc pháp luật Việt Nam có quá nhiều khái niệm cũng như những quy định khác nhau cho từng loại đất nên những ai không am hiểu sẽ gặp phiền toái không nhỏ. Chính vì vậy, để hỗ trợ mọi người dễ dàng hơn trong việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, Nhà Lộc Phát sẽ thông qua bài viết bên dưới phân tích chi tiết và kỹ càng hơn về loại đất nông nghiệp này nhé!

Khái niệm đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp hay còn gọi là đất canh tác, đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho việc sản xuất, canh tác nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi, đôi khi còn là trồng rừng, làm muối, thủy hải sản… Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích trong tài nguyên đất đai Việt Nam, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Đất nông nghiệp có được xây nhà không?

Không ít người không chỉ thắc mắc đất nông nghiệp là loại đất gì, được sử dụng như thế nào và liệu mình có thể xây dựng các công trình nhà cửa ngay trên chính loại đất này hay không.

Theo đó dựa vào quy định của Luật Đất Đai 2013, chủ sở hữu không thể xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. Ngay cả khi bạn chỉ dùng đất nông nghiệp để xây dựng nhà cấp 4 hoặc một căn nhà tạm bợ để làm nơi trú ẩn.

Trong trường hợp người dân cố ý vi phạm, xây dựng trái phép thì Nhà nước có quyền đến và phá dở công trình mà không phải đền bù. Chưa kể, khi vi phạm bạn sẽ còn bị xử phạt hành chính từ 200.000 đến 30.000.000 triệu VND tùy theo hậu quả của hành vi.

Không những thế, bạn còn có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của khu đất trước khi vi phạm. Cụ thể như tháo dở các công trình, nhà ở đã xây dựng trên phần đất nông nghiệp. Điều này ít hay nhiều cũng khiến chủ sở hữu tốn thêm một khoản chi phí nhất định.

Để tránh rơi vào các trường hợp không đáng có này, bạn cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi tiến hành xây dựng.

Ngay khi thủ tục hoàn thành, phần đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi thành đất thổ cư. Đến đây, công việc của bạn chỉ là xin giấy phép xây dựng nhà ở là đã có thể thoải mái tiến hành thi công công trình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một vấn đề là chủ sở hữu sẽ phải đóng thuế sử dụng đất thổ cư tương tự như đất nông nghiệp nhé.

Chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất thổ cư như thế nào?

Theo Bộ Luật Đất Đai hiện nay chỉ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và quy định các trường hợp cụ thể trong luật này. Thế nhưng vẫn không ít người dân gặp phải các vướng mắc khác nhau vì chưa nắm rõ đất nông nghiệp là loại đất gì, điều kiện cũng như thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư) là như thế nào.

Điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Điều 57 Luật Đất Đai 2013 có quy định rõ, việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được cho phép bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bạn nào chưa biết đất phi nông nghiệp là gì, có thể xem lại bài viết trước của Nhà Lộc Phát để hiểu rõ hơn.

Khi chuyển đổi mục đích sử dụng phải căn cứ vào:

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND Quận Huyện nơi có đất nông nghiệp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Về vấn đề này, cách tốt nhất đó là bạn nên đến trực tiếp UBND Quận Huyện để hỏi rõ về kế hoạch sử dụng đất cũng như tài sản của mình có nằm trong diện quy hoạch hay không?

Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.

Bạn có thể xem các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp và giá đền bù đất nông nghiệp 2020 mà Nhà Lộc Phát đã từng đề cập.

Thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng, chủ tài sản phải chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm:

  • Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng
  • Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền đất (Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai (hay còn được gọi là sổ đỏ)

Sau khi, chủ sở hữu đã nộp đầy đủ bộ hồ sơ, cơ quan Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm:

  • Thẩm tra tính pháp lý và hợp lệ của hồ sơ cũng như nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật
  • Trình UBND cấp có thẩm quyền về quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính
  • Riêng nghĩa vụ tài chính, người sử dụng (chủ sở hữu) đất nông nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định tại Nghị Định 45/2014/NĐ-CP của Chính Phủ.

Đất nông nghiệp gồm những loại nào?

Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất Đai 2013 phân loại đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng bao gồm những nhóm chính sau đây:

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất không quá 1 năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc nhằm thu hoạch cũng không vượt quá 5 năm. Đất trồng cây hàng năm có thể kể đến như là trồng lúa nước, ngô, khoai, mía và hoa…

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây chỉ gieo trồng một lần, sinh trưởng trên 1 năm và cho thu hoạch trong nhiều năm. Điển hình là các loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao… hoặc các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mít, chôm chôm… cũng có thể là cây chuyên trồng để tạo bóng mát, tạo cảnh quan trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn.

Đất chăn nuôi

Đất nông nghiệp dùng vào mục đích chăn nuôi bao gồm các loại gia súc, gia cầm và đất trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi.

Đất lâm nghiệp

Là đất có rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh vùng, bảo vệ và phục hồi bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất rừng còn được chia ra làm các loại như:

Đất rừng phòng hộ: Có mục đích bảo vệ đất, nước, chống xói mòn và thiên tai. Đất rừng phòng hộ được giao cho các hộ gia đình, các tổ chức chủ trương về phòng hộ rừng.

  • Đất rừng đặc dụng: Là đất nông nghiệp dùng bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái, phục vụ nghiên cứu khoa học.
  • Đất rừng sản xuất: Là đất nông nghiệp quan trọng, rừng tự nhiên, được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt.

Đất nuôi trồng thủy hải sản

Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy hải sản bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên trồng nước ngọt.

Đất làm muối

Là các ruộng lớn được sử dụng duy nhất vào mục đích sản xuất muối

Đất nông nghiệp khác

Đất nông nghiệp khác được sử dụng vào các mục đích như:

  • Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ cho mục đích trồng trọt, kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
  • Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
  • Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
  • Đất ươm tạo giống cây trồng, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Các ký hiệu đất nông nghiệp

Có rất nhiều loại đất nông nghiệp khác nhau như được nêu ở phần trên và thường bản đồ thu nhỏ nên khi thể hiện loại đất trên bản đồ đa phần sẽ là viết dưới dạng ký hiệu. Ký hiệu đất nông nghiệp trên bản đồ địa chính, mảng trích đo địa chính được quy định tại Phụ lục số 1 Phần III mục 13 kèm Thông Tư 25/2015/TT-BTNMT như sau:

Tóm lại, trên đây là toàn bộ bài viết về đất nông nghiệp là đất gì, các thủ tục, điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở cũng như phân loại rõ ràng từng nhóm đất nông nghiệp khác nhau mà Nhà Lộc Phát muốn gửi gắm đến mọi người. Hi vọng, thông qua bài viết này mọi người sẽ hiểu rõ hơn về đất nông nghiệp cũng như giải quyết được các vấn đề, vướng mắt của mình.

Bài viết liên quan