Nếu ở bài viết trước Nhà Lộc Phát đã đề cập đến sổ xanh là gì? Sổ xanh là sổ do Lâm trường cấp cho người dân quản lý, khai thác và trồng rừng. Vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp đất rừng phòng hộ là gì? Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không? Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không nhé!
Đất rừng là một trong những loại đất chiếm đến 3/4 diện tích đất cả nước Việt Nam và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, môi trường lẫn chính trị. Do đó, các chính sách về đất rừng được quy định rõ trong Luật đất đai về rừng năm 1993, 2003, 2013 kết hợp cả Luật Bảo Vệ và Phát Triển rừng năm 2004.
Tất cả những quy định, chính sách này nhằm mục đích bảo vệ quỹ đất rừng quý giá, đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người dân cũng như góp phần giúp chính sách quản lý đất rừng được tốt nhất.
Theo Luật Lâm nghiệp 2017 tại Điều 5 về việc phân loại rừng, trong đó đã ghi rõ khái niệm đất rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.
Đất rừng phòng hộ đầu nguồn: rừng bảo vệ nguồn nước cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới.
Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Khái niệm đất rừng phòng hộ là gì?
Điều 136 Luật đất đai 2013 có quy định về đất rừng phòng hộ như sau:
Thứ nhất nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ, quản lý, phát triển rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thông qua kết hợp với việc sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.
Thứ hai các tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình, đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ, phát triển rừng. UBND cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho gia đình, cá nhân đó sử dụng.
Thứ ba các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có khả năng, nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng, đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì sẽ được nhà nước cấp cho rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật.
Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng sang mục đích sử dụng khác không?
Thứ tư UBND cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được quyền kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, môi trường dưới tán rừng.
Thứ năm cộng đồng cư dân được nhà nước cấp đất rừng phòng hộ theo quy định thì sẽ được giao đất để bảo vệ, phát triển. Đồng thời có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Luật bảo vệ, phát triển rừng.
Điều 18 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định việc chuyển đất rừng phòng hộ sang loại đất rừng khác chỉ được chấp thuận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi đất rừng phòng hộ quy định như sau:
Các quy định về việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ 2020
Bên cạnh các điều kiện chuyển đổi đất rừng phòng hộ đã được quy định tại Điều 19 Luật lâm nghiệp 2017. Việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang các mục đích sử dụng khác thuộc trường hợp cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại Điều 57 Luật đất đai 2013.
Như vậy, đất rừng phòng hộ có thể được phép chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, Điều 58 Luật đất đai có quy định chi tiết đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng thành các dự án đầu tư
Các dự án có sử dụng nguồn tài nguyên là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng vào các mục tiêu khác không thuộc trường hợp được Quốc hội hay Thủ tướng chính phủ đồng ý chấp thuận và quyết định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng khi có một trong hai văn bản sau đây:
Hiện nay, không ít người có nhu cầu giao dịch đất rừng phòng hộ. Tuy nhiên, đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không? Đối tượng và trường hợp nào được phép chuyển nhượng đất rừng phòng hộ?
Chuyển nhượng là một trong các giao dịch đất đai vô cùng quan trọng, có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật đang hiện hành.
Theo các quy định của Luật đất đai 2013 cá nhân, hộ gia đình muốn thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bắt buộc phải đáp ứng đủ 4 điều kiện tại Điều 188 của luật này.
Theo đó, cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không tranh chấp, không bị kê biên thi hành án và vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất. Ngoài ra, các cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ còn cần phải thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ cho đất rừng.
Các trường hợp được phép chuyển nhượng đất rừng phòng hộ
Quyền sử dụng đất rừng phòng hộ và đối tượng nhận chuyển nhượng không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013. Điều kiện thứ hai để đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng là cần đáp ứng đối tượng và phạm vi chuyển nhượng. Theo đó:
Cần phải biết rằng đất rừng phòng hộ là một trong các loại đất đặc biệt được điều chỉnh và quy định bởi Luật đất đai – Luật lâm nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn khác có tính chất pháp lý riêng biệt, nếu không có kinh nghiệm lại không tìm hiểu kỹ càng bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn đối với người sử dụng hoặc các tổ chức, cơ quan đóng vai trò quản lý.
Vì vậy để đảm bảo an toàn khi thực hiện các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bạn cần lưu ý vài vấn đề sau đây:
Hiện nay, không ít các giao dịch, mua bán nhà đất bằng giấy viết tay trong đó có cả chuyển nhượng đất rừng phòng hộ. Vậy loại giấy này có đủ căn cứ pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ các bên với phần đất chuyển nhượng hay không?
Những lưu ý khi chuyển nhượng đất rừng phòng hộ 2020
Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã thể hiện rõ có 2 trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất gồm:
Đối với các trường hợp này, người nhận chuyển nhượng không nhất thiết phải cung cấp các văn bản, hợp đồng theo quy định hiện hành về chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Như đã đề cập để có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất rừng phòng hộ thì trước đó đất rừng phòng hộ phải được cấp sổ đỏ. Vậy đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không?
Trước đây, khi giao đất rừng người dân hay hộ gia đình sẽ được Lâm trường cấp sổ xanh. Tuy nhiên, sự thay đổi về hệ thống các quy định, một số trường hợp chưa có giấy tờ xác nhận, người dân có nguyện vọng ghi nhận quyền lợi mình theo mẫu sổ hiện hành. Một vài trường hợp vẫn cho rằng sổ xanh là sổ đỏ nhưng đây chỉ là cách gọi quen, không đúng, dễ gây nhẫm lần và tính chất pháp lý.
Các quy định về việc đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không vẫn tuân thủ các điều khoản trong Luật đất đai và một số trường hợp hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Điều 99 Luật đất đai 2013 nêu rõ các trường hợp được cấp sổ đỏ như sau:
Tùy từng trường hợp người sử dụng đất có thể xin cấp sổ đỏ theo diện có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có giấy tờ nhưng chứng minh được tính sử dụng lâu dài, ổn định hoặc các trường hợp còn lại.
Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không?
Điều 99 Luật đất đai 2013 kể trên chỉ là điều kiện chung có các trường hợp sử dụng đất. Riêng đất rừng phòng hộ cần xem xét thêm một số quy định liên quan. Tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về 7 trường hợp không được cấp sổ đỏ như sau:
Đất rừng phòng hộ được sử dụng dưới mục đích đất nhận khoán, thuộc quỹ đất công ích, đã có quyết định thu hồi nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng công cộng hoặc các trường hợp bị giới hạn khác có đề cập tại Điều 99 Luật đất đai 2013 thì sẽ không được cấp sổ đỏ.
Tóm lại việc đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng đất có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chung về việc cấp giấy chứng nhận và không mắc các trường hợp cấm theo pháp luật hay không. Nếu thuộc trường hợp cấm không được cấp sổ đỏ thì việc chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cũng không được phép thực hiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan đến đất rừng phòng hộ mới nhất 2020 mà nhà lộc phát đã cung cấp cho các bạn bao gồm khái niệm đất rừng phòng hộ là gì? Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không? Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không? Hi vọng với bài viết này mọi người sẽ có thêm kiến thức về pháp lý bất động sản Việt Nam.